Khởi Nghiệp

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: Bạn là ai trong 5 năm tới?

Ngày đăng: 11-12-2017


Kế hoạch dài hạn 5 năm tới trong con đường sự nghiệp có thể là vấn đề nhiều ứng viên chưa từng nghĩ đến. Nhưng nếu bạn đang chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn xin việc, thì đừng quên cân nhắc đến điều này. “5 năm tới, dự định tương lai của bạn thế nào?” là câu hỏi đang được các nhà tuyển dụng rất ưa chuộng. Đơn giản vì, chúng cung cấp cho họ quá nhiều thông tin hữu ích.

Vậy đâu là những điều nhà tuyển dụng đang muốn khai thác ở bạn? Hãy cùng Việc Tốt Nhất xem qua những chia sẻ về vấn đề này bạn nhé!

 

Kế hoạch tương lai của bản thân là vấn đề thường xuyên được nhà tuyển dụng đề cập

 

1. Mục đích nhà tuyển dụng?

Tìm hiểu dự định tương lai của ứng viên

Những dự định nghề nghiệp tương lai của ứng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí công việc mà họ đảm nhận. Nhà tuyển dụng chắc chắn không mong muốn phải tuyển dụng liên tục một vị trí do có sự thay đổi người quá nhiều. Việc tuyển dụng quả thật khá mất thời gian và công sức.

Chính vì vậy, họ mong muốn tìm được những ứng viên có dự định nghề nghiệp có khả năng gắn bó lâu dài với công ty.

Đánh giá cách đặt mục tiêu

Việc ứng viên kể về dự định tương lai 5 năm tới sẽ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ về cách ứng viên chọn lựa mục tiêu và đặt phương án tiến đến mục tiêu của mình. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao những ứng viên đạt mục tiêu khả thi, có lộ trình rõ ràng, chắc chắn cho từng giai đoạn. Việc đặt mục tiêu cũng phản ánh phần nào tư duy, khả năng làm việc và xử lý công việc của ứng viên.

Phán đoán sự phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp

Dự định nghề nghiệp 5 năm tới phần nào thể hiên rõ chí hướng của mỗi ứng viên. Điều này giúp nhà tuyển dụng phán đoán % phù hợp giữa ứng viên và doanh nghiệp. Nếu như ứng viên muốn 3 năm tới sẽ công tác tại khu vực nước ngoài nhưng công ty lại không hề có chi nhánh nước ngoài thì đây cũng được xem là một điểm cần chú ý trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.

Đánh giá tham vọng của ứng viên

Người tuyển dụng luôn muốn tuyển một nhân viên tài năng về làm dưới sự chỉ đạo của họ, chứ không hề muốn tuyển người thay thế họ. Chính vì vậy, dự định tương lai 5 năm tới cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng xem xét và đánh gia tham vọng của ứng viên. Có chí phấn đấu và mục tiêu rõ ràng trong sự nghiệp là rất tốt. Nhưng tham vọng quá cao và bất chấp tất cả để hoàn thành tham vọng đó lại là những điều nhà tuyển dụng không hề mong muốn.

Quan sát cách ứng viên hành động để đạt mục tiêu của mình

Đặt được mục tiêu hợp lý đã là điều rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn còn là cách thức để đạt được mục tiêu đó. Cách những ứng viên tự vạch ra kế hoạch hành động cho mình cũng sẽ là cách họ xử lý và giải quyết công việc hàng ngày. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá khá chính xác khả năng làm việc của ứng viên qua câu trả lời của họ.

vi-sao-nguoi-phong-van-thuong-dat-cau-hoi-du-dinh-tuong-lai-trong-5-nam-toi-cua-ban-la-gi-hinh-anh-2

 

Hoạch định trước để có thể trả lời thành công trong buổi phỏng vấn

 

2. Trả lời phỏng vấn thế nào để được đánh giá cao?

Sau khi biết được mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi “Dự định tương lai trong 5 năm tới của bạn là gì?”. Các ứng viên có thể dựa vào đó để đưa ra câu trả lời khiến nhà tuyển dụng “thỏa mãn” nhất. Sau đây là ví dụ mà ứng viên có thể tham khảo:

“Khi biết đến vị trí này tại công ty, tôi đã cân nhắc rất kĩ và nhận ra rằng những định hướng phát triển của công ty phù hợp với dự định phát triển nghề nghiệp cá nhân của tôi. Chính vì vậy, tôi đã chuẩn bị hồ sơ để ứng tuyển vị trí này và có mặt trong buổi phỏng vấn hôm nay.

Về dự định của cá nhân trong 5 năm tới, tôi đã hoạch định hết sức rõ ràng. Nếu trúng tuyển tại công ty, tôi dành một năm đầu để làm việc, học hỏi, đóng góp và thể hiện năng lực công tác tại vị trí đương nhiệm.

Năm thứ 2 và thứ 3, tôi sẽ phấn đấu để trở thành một giám sát viên và tiếp tục học hỏi, phát triển kĩ năng làm việc. Năm thứ 5 công tác, tôi đặt mục tiêu trở thành một nhà quản lý, với 5 năm làm việc tại công ty tội tự tin rằng đó là khoảng thời gian đủ lớn để tôi tự học hỏi và tích lũy kĩ cần dùng cho cương vị quản lý tại doanh nghiệp.”

Nguồn: Sưu Tầm Internet

Xem các khởi nghiệp khác

Doanh Nghiệp Đối Tác